Doanh nhân Trần Văn Trong: Không bao giờ là quá muộn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chàng trai, cô gái ở lứa tuổi đôi mươi tràn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nhưng thành công của doanh nhân Trần Văn Trong-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thùy Dương (72B Lê Quang Định, phường Yên Thế, TP. Pleiku) lại chứng minh cho người ta thấy: “Khởi nghiệp không bao giờ là quá muộn”.

Sinh năm 1974 tại Thanh Miện, Hải Dương, sau khi tốt nghiệp THPT, Trần Văn Trong theo chị vào Gia Lai lập nghiệp. Tại đây, anh quyết định thi vào Trường Dạy nghề tỉnh (Trường Cao đẳng Nghề hiện nay) rồi chọn Khoa Điện để theo học. Sau khi ra trường, anh nộp đơn xin việc ở Công ty Sông Đà 11. Thời điểm này, Công ty Sông Đà 11 đang thi công điện, nước tại công trình thủy điện Ia Ly.

 

Doanh nhân Trần Văn Trong. Ảnh: H.Đ.T
Doanh nhân Trần Văn Trong. Ảnh: H.Đ.T

Những năm làm công nhân Công ty Sông Đà 11, Trần Văn Trong đã tham gia thi công nhiều công trình thủy điện quan trọng trên khắp mọi miền Tổ quốc như Thủy điện Ia Ly, Thủy điện Cần Đơn (tỉnh Bình Phước), Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Thủy điện Xekaman 1 (Lào)... Trong quá trình làm việc, anh luôn nỗ lực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao tay nghề và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, là một người cầu tiến, không dễ hài lòng với những gì mình có, anh tiếp tục nộp đơn thi vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Hệ thống điện, hệ vừa học vừa làm tại cơ sở ở  TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau 5 năm vừa học vừa làm, anh  đã có trong tay tấm bằng đại học.  Đây là tiền đề quan trọng để sau này anh bắt tay vào khởi nghiệp.

Lang bạt cùng các công trình thủy điện 14 năm, anh nhận thấy đến lúc mình phải có chỗ dừng chân. Năm 2009, anh quyết định xin nghỉ việc ở Công ty Sông Đà 11 để thành lập Công ty TNHH một thành viên Thùy Dương chuyên về khảo sát thiết kế, tư vấn, giám sát công trình xây dựng và công trình điện; xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, điện dân dụng và điện công nghiệp, xây lắp đường dây truyền tải điện...

Những ngày đầu khởi nghiệp, anh gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm cũng chưa nhiều. Song với quyết tâm đi tới cùng con đường đã chọn, tận dụng mối quan hệ trong những năm làm ở Công ty Sông Đà 11, anh liên hệ với các đơn vị xin nhận lại công trình để thi công. Với phương thức này, tuy lợi nhuận ít nhưng anh không phải bỏ vốn đầu tư thi công, lại vừa có việc làm tạo thu nhập cho công nhân, vừa tích lũy kinh nghiệm. Sau 3 năm tham gia thi công các công trình, tích lũy được một số vốn và kinh nghiệm, anh quyết định đứng ra đấu thầu các công trình xây dựng và thiết kế, thi công các đường điện. Lúc đầu là những công trình nhỏ, dần dần, Công ty anh nhận thầu những công trình điện trọng điểm quốc gia như đường dây 220 kV, đường dây 500 kV...

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của anh Trần Văn Trong

* Chấp nhận dấn thân khi đã quyết định.

* Luôn đặt uy tín, chất lượng và giá thành sản  phẩm lên hàng đầu.

* Kinh doanh phải có Tâm, Đức và Tài, trong đó quan trọng nhất là chữ Tâm.

Hiện tại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty gần 20 người, công nhân lành nghề 150 người, trong đó 80% là thanh niên, với mức lương ổn định từ 7,5 triệu đồng đến 25 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm Công ty đạt doanh thu 40-50 tỷ đồng. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã thi công 34 công trình trên khắp mọi miền của đất nước và nước bạn Lào.

Không chỉ kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho công nhân, doanh nhân Trần Văn Trong còn là người rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội. Anh tâm sự, cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, doanh nhân còn phải có ý thức trách nhiệm với xã hội,  không chỉ bằng việc nộp thuế, các hoạt động thiện nguyện mà cần kiến tạo và hỗ trợ thế hệ đi sau. Có như vậy, doanh nghiệp đó mới nhận được sự ủng hộ từ xã hội để tiếp tục phát triển bền vững. Chính bởi những suy nghĩ như vậy mà mỗi năm, doanh nghiệp của anh đã chi hàng trăm triệu đồng cho công tác an sinh xã hội. Ngoài ra, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, anh thường xuyên cùng với Hội đồng hành trong các chương trình xã hội. Bản thân anh cũng đã đến tận những buôn làng xa xôi trong tỉnh, hay tận tay trao những phần quà cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt ở Quảng Bình.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.