Những chàng trai Việt khởi nghiệp với bánh mì Hội An ở Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi ngày hơn 200 ổ bánh mì được bán trong cửa hàng chỉ 22 m2 nhưng là khởi đầu giấc mơ của hai anh em Bùi Thanh Tâm và Bùi Thanh Duy về chuỗi cửa hàng bánh mì Việt Nam trên đất Nhật.

Không phải bánh mì Sài Gòn quen thuộc, Bánh Mì Xin Chào của hai anh em Tâm và Duy mang đến xứ sở hoa anh đào những gì đặc trưng nhất của bánh mì Hội An. Ở đó có chả bò, thịt nướng, thịt muối… có chút đậm đà, thơm thảo của người miền Trung chắt chiu trong từng chiếc bánh như món quà vặt ấm lòng những người con xa xứ.

 

 

Tỷ lệ 4 - 6

Theo thống kê của chủ tiệm, cứ 10 ổ bánh mì bán ra thì 4 ổ bán cho khách người Nhật và người nước ngoài sống tại đây, 6 ổ bán cho người Việt khắp nơi tìm đến. Giá mỗi chiếc bánh mì hơn 100.000 đồng, mỗi ngày tiệm bán 200 phần, rất nhiều ngày vì không lường được số lượng khách quá đông, cửa tiệm đăng bảng xin lỗi vì hết bánh. Ngày lễ tết số lượng có thể lên tới 500 cái.

Sinh năm 1991, lúc khai trương cửa hàng bánh mì trên phố Waseda Dori ở Tokyo, “ông chủ” Bùi Thanh Tâm đang học năm cuối chuyên ngành về kinh tế ở Trường đại học Yokkaichi (Osaka). Cơ duyên bắt đầu từ chuyến thăm một người bạn thấy hàng dài khách đang đợi mua cho được phần bánh mì kebab của người Thổ Nhĩ Kỳ và nảy sinh ý tưởng bán bánh mì VN.

“Sinh ra ở Quảng Nam, có bánh mì Khánh, bánh mì Phượng ở Hội An rất nổi tiếng. Tại sao mình không giới thiệu món ngon này ở Nhật Bản. Tôi ngay lập tức bàn với anh trai, vừa tìm mặt bằng, học cách làm bánh mì... Loay hoay hơn cả năm trời, tháng 10.2016, Bánh Mì Xin Chào mới thành hình tại một trong những trung tâm sầm uất ở Tokyo”, anh Tâm chia sẻ.

Bùi Thanh Tâm không ngờ, trở thành ông chủ lại khó khăn và vất vả như vậy. Mỗi ngày nhân viên chỉ làm theo ca, nhưng hai ông chủ phải làm việc gần 20 giờ trong nhiều tháng liền để cửa hàng hoạt động ổn định. Họ vừa làm chủ, vừa làm nhân viên bán bánh, đầu bếp... rất nhiều vai trò để tiết kiệm chi phí. Anh Tâm chia sẻ thêm: “Khởi nghiệp ở Nhật, đặc biệt là ngành ẩm thực không hề dễ.

 

 

Để “khoan thủng” sự bảo thủ trong tiêu dùng của người Nhật khi bán món ăn ngoại đã khó, chúng tôi còn gặp rắc rối về mặt pháp lý. Theo quy định, chúng tôi phải tìm được người Nhật có thu nhập ổn định, có lý lịch trong sạch bảo lãnh cho anh em mình - người lưu trú ngắn hạn có thể thuê mặt bằng và chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có điều gì bất trắc. Khi muốn được cấp giấy phép kinh doanh, mình cần có đầy đủ giấy phép về khóa học an toàn thực phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm... khá nhiêu khê”.

Chưa kể, anh Tâm phải liên lạc hơn 50 xưởng sản xuất toàn Tokyo để đặt làm vỏ bánh mì kiểu VN. Anh lí giải: “Các lò bánh mì ở Nhật đều làm từ bột mì nguyên chất, bánh đặc ruột và dai. Trong khi đó để làm bánh mì kiểu VN nguyên liệu có pha chút bột gạo để bánh giòn và thơm, bánh có kích cỡ nhỏ”. Để tạo nên hương vị riêng, hai ông chủ phải tự làm từ nước xốt, ướp thị muối, thịt nướng... đủ cho 6 loại nhân đang bán tại cửa hàng.

Giấc mơ chuỗi cửa hàng bánh mì Việt Nam

 

 

Thời gian đầu mở cửa hàng, do món ăn lạ ở trung tâm Tokyo, bánh bán rất chạy. Nhưng sau giai đoạn bị hấp dẫn bởi nhân tố “lạ”, cửa hàng bắt đầu ít khách dần khiến hai ông chủ lo lắng. Anh Tâm kể: “Khi doanh số giảm, chúng tôi phải xem lại toàn bộ quy trình, rút ngắn thời gian làm một chiếc bánh chỉ trong 2 phút để khách không phải đợi, cải tiến công thức để phù hợp với khẩu vị ở đây. Tôi cũng tích cực giới thiệu trên diễn đàn, phát tờ rơi quảng cáo với mọi người xung quanh… Nhờ chú ý tiểu tiết mà tiệm đông khách trở lại”.

Với số vốn ban đầu huy động hơn 2 tỉ đồng từ người thân, bạn bè và đồng hương tại Nhật, sau một năm rưỡi chạy vạy khắp nơi để mở cửa hàng đầu tiên, qua 6 tháng đã cắt lỗ, doanh thu mỗi ngày khoảng 20 - 30 triệu đồng, cửa hàng đang trong quá trình hoàn vốn.

Hai anh em Tâm đang lên kế hoạch để mở cửa hàng thứ 2 cũng ở khu vực trung tâm Tokyo vào cuối năm nay. “Chúng tôi hướng đến Olympic 2020 diễn ra tại Nhật, lúc đó mình có chuỗi cửa hàng bánh mì để cung cấp cho lượng lớn du khách đến đây tham quan. Đầu năm 2018 mình sẽ về VN, xứ sở của bánh mì thịt để mở chi nhánh Bánh Mì Xin Chào, dù sao VN vẫn là nhà”.

Kế hoạch khá dài hơi nhưng không có gì là không thể, hai anh em Tâm và Duy đi từ con số 0 nhưng với sự nhạy bén, dũng cảm của người Việt, tinh thần bền bỉ của người Nhật họ nhất định sẽ thành công.

Nguyên Trang/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.