Phan Thùy Nhật Hạ-Ý tưởng làm nên thương hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với thông điệp “ Sản phẩm làm từ đôi tay”, cà phê Củi đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp tại hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại vừa được tổ chức giữa Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và các doanh nhân trẻ đến từ Nhật Bản, Malaysia và TP. Hồ Chí Minh. Và thật bất ngờ khi chủ nhân của thương hiệu cà phê Củi lại là của một cô gái rất trẻ và là một cử nhân thiết kế nội thất.

Sau khi thưởng thức ly cà phê nguyên chất thương hiệu “Củi” với hương vị đậm đà, quyến rũ đặc trưng, tôi quyết định xin số điện thoại và hẹn gặp Phan Thùy Nhật Hạ (ảnh), cô gái năm nay vừa tròn 30 tuổi là chủ nhân của thương hiệu cà phê này.

 

Từ ý tưởng bất ngờ

Phan Thùy Nhật Hạ chia sẻ “Ly cà phê là sản phẩm cuối của một hành trình dài, từ đất đai, người trồng cho đến rang xay, rồi đến đôi tay pha chế, sự chờ đợi háo hức của người uống. Mỗi bước đều quan trọng trong việc quyết định loại cà phê đó sẽ có hương vị như thế nào”. Nghe Hạ nói, tôi cứ ngỡ cô là một chuyên gia về cà phê chứ không phải một cử nhân ngành trang trí nội thất. Hạ cho biết: Cô sinh ra tại TP. Pleiku. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô thi vào Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu 0,5 điểm nên đành vào Trường Đại học Hồng Bàng học Khoa Thiết kế nội thất.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hạ ở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc cho một công ty, chuyên về nội thất. Song với đam mê kinh doanh từ nhỏ nên sau 2 năm làm việc để tích lũy kiến thức, trải nghiệm và kiếm tiền, Hạ mạnh dạn xin nghỉ việc để hợp tác cùng một số bạn trẻ có năng khiếu về thiết kế thời trang thành lập cửa hàng may, thiết kế áo cưới tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Sau một năm thử nghiệm ở ngành nghề mới với nhiều triển vọng, chồng của Hạ nhận quyết định về công tác tại Gia Lai. Vậy là hai vợ chồng quyết định dứt bỏ tất cả để cùng về Phố núi Pleiku.

Về Pleiku, Hạ ở nhà giúp gia đình kinh doanh và suy nghĩ tìm hướng đi riêng cho mình. Thời gian này, có người bà con ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trồng cà phê vẫn thi thoảng rang xay gửi cho gia đình Hạ uống. Thấy cà phê đậm đà, thơm ngon, Hạ suy nghĩ, tại sao mình không kinh doanh loại cà phê này. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, Hạ quyết định sang Lâm Đồng gặp gỡ gia đình người bà con để bàn hướng kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, khi quyết định bước vào thương trường, Hạ mới thấy những khó khăn của nghề này. Bởi lẽ, thời điểm đó, các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên địa bàn tỉnh rất nhiều, khách hàng cũng đã dần chuyển sang dùng cà phê nguyên chất và cà phê pha máy.

 

Đến chiến lược phát triển sản phẩm thông minh

Sau nhiều đêm trăn trở, Hạ quyết định hướng sản phẩm của mình vào thị trường quà tặng. Thông qua các mối quan hệ từ trước, Hạ gặp gỡ và gửi tặng cà phê để khách hàng dùng thử, đánh giá sản phẩm. Từ những nhận xét của khách hàng, Hạ cùng gia đình tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng cà phê cho phù hợp với khẩu vị của người uống sành sỏi. Sản phẩm cà phê Củi nguyên chất 100% được làm thủ công của Hạ đã dần dần chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của PHAN THÙY NHẬT HẠ:


- Biết mình là ai.
- Tạo được uy tín từ chất lượng sản phẩm.
- Luôn học hỏi và tìm hướng đi mới.

Với xu hướng kinh doanh chuyên về quà tặng nên Hạ dành nhiều thời gian tiếp cận các công ty lớn ở TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm. Nhờ uy tín và chất lượng của sản phẩm thuần tự nhiên, trong dịp Tết Nguyên đán 2017, Tập đoàn MK đã đặt Hạ 1.000 suất quà để tặng khách hàng và cán bộ, nhân viên. Sau khi dùng sản phẩm cà phê này, nhiều khách hàng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã gọi điện đặt hàng. Để khách hàng tin dùng cà phê Củi, Hạ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo dựng uy tín thương hiệu. Tại Phố núi Pleiku, hiện nay, Hạ đang mở dịch vụ phục vụ cà phê đến tận nhà với  slogan “Thích nhưng không cần nhích”. Khách hàng ở trong bán kính 5 km chỉ cần gọi điện sau 10 phút sẽ nhận được ly cà phê nguyên chất đậm đà, thơm ngon với giá 15.000 đồng.

Khi thành công ở lĩnh vực cà phê, Hạ bắt đầu “lấn sân” sang lĩnh vực ấp ủ lâu nay là thành lập một công ty truyền thông chuyên tổ chức sản xuất các chương trình văn nghệ dành cho thiếu nhi, truyền thông marketing cho các nhãn hàng. Hạ chia sẻ, đây là lĩnh vực mới, ở Gia Lai chưa có nên cô mạnh dạn đi tiên phong. Ngay sau khi thành lập, công ty của Hạ đã phối hợp cùng lớp nhạc SiSon Music (Nhà Văn hóa Lao động tỉnh) dàn dựng và tổ chức một chương trình “Hè của bé” vào ngày 22-7 vừa qua với nhiều tiết mục ca, múa, nhạc, kịch, các trò chơi. Chương trình đã thu hút hơn 500 phụ huynh và các cháu đến xem, cổ vũ. Từ thành công của chương trình, Hạ mong muốn hàng tháng, hàng quý sẽ dàn dựng và tổ chức cho các em thiếu nhi một chương trình tương tự, tạo cho các em một sân chơi mới lành mạnh và bổ ích.

Nói về những thành công ban đầu, Hạ tâm sự: “Điều đầu tiên cần có để khởi nghiệp không phải là tiền hay ý tưởng mà phải biết mình là ai, khả năng đến đâu... Trước khi khởi nghiệp, tôi có thời gian làm việc khá lâu ở nhiều công ty khác nhau nên khi bước chân vào thương trường, nỗi lo lắng cũng giảm đi rất nhiều. Tôi nghĩ, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay phải thực sự yêu quý khách hàng, mong muốn đem lại điều tốt nhất cho họ thì mới mong thành công”.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.