Niềm vui nghề giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm nào, trước thềm năm học mới, người ta cũng nói nhiều tới nghề giáo quá! Chẳng biết theo thời gian, cảm xúc rơi rớt bao nhiêu, mà sao mình lại thế này: không buồn, không vui.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Mấy hôm nay, mình lại chuẩn bị cho năm học mới. Ít ngày nữa là khai giảng rồi, hình như đây là lần thứ 20 sao đó. Năm nào, trước thềm năm học mới, người ta cũng nói nhiều tới nghề giáo quá! Chẳng biết theo thời gian, cảm xúc rơi rớt bao nhiêu, mà sao mình lại thế này: không buồn, không vui.

Ngay từ đầu đến với nghề, mình đã xác định mục đích để mưu sinh. Tự nghĩ mình sẽ sống với nghề như bất kỳ ai làm nghề mà họ đã lựa chọn. Nghề giáo cũng chỉ là một trong hàng trăm nghề khác thôi mà. Tới giờ mình đã xem như nghiệp. Cũng nhiều khi nản lòng vì nhiều lẽ nhưng cuối cùng mình đã tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong từng ánh mắt của trẻ thơ.

Thời gian cứ trôi, mùa đông giá buốt rồi mùa khô oi bức lại đến. Những cô bé bao giờ cũng chỉ có một tư thế ngồi. Đôi mắt trong veo của nó luôn khiến người ta xao xuyến. Nhiều lúc, mình chợt hỏi: "Sao con cứ chăm chăm nhìn cô vậy bé. Không nhất thiết vậy đâu. Con cứ thoải mái đi mà". "Dạ, con phải chăm chú đó cô. Con mà nhìn lung tung, lỡ sót lời cô giảng!"- cô học trò nhỏ đáp lời.

Rồi có những đứa con trai ngỗ nghịch, chỉ biết phá phách luôn khiến mình phải đau đầu. Có lúc mình khẽ hỏi: "Con trai, con không cố hơn xíu nữa được sao con?". Giọng thằng bé thỏ thẻ: "Cô ơi, trước đây, không có thầy cô nào chịu nổi con. Rồi ba mẹ gửi con vô trường giáo dưỡng tận Sài Gòn. Thầy cô trong đó cũng không chịu nổi con luôn. Giờ con lại về đây. Con biết ba mẹ, thầy cô chán con lắm rồi! Nếu không phải là cô, con cũng không ráng được như này đâu. Con thương cô nên con bớt quậy phá rồi mà. Cô muốn con làm hơn, con chịu không nổi, con buông đó cô. Cô ơi, cô tiếp tục thương con y vậy nghe cô. Để con học hết năm này, rồi tốt nghiệp, con đi học lái xe kiếm sống. Con không làm muộn phiền cô và ba mẹ nữa". Thằng bé cao lớn gấp đôi cô nó, mắt ươn ướt, nói mấy lời tưởng như không phải là nó. Mà không, đó mới chính là nó!

Trong hàng trăm, hàng ngàn học trò đã đi qua cuộc đời mình cũng là những mảnh ghép khác nhau, tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đã có nhiều em bối rối tâm sự cùng mình: "Cô ơi, giờ mà con bước lệch là con sẽ trượt ngã đó cô. Con không biết nên bước chân nào lên trước nữa. Con căng thẳng, bấn loạn lắm, chẳng nghĩ được gì". Giọng cậu học trò dù cố nén, cũng không sao giấu nổi vẻ thảng thốt, âu lo. Cậu ấy tâm sự với mình không cốt để nghe một lời chỉ đường vẽ lối mà theo lời cậu bé: "Nói với cô, tự dưng con thấy nhẹ lòng, tỉnh táo. Con tin mình sẽ lựa chọn đúng đắn. Bởi con biết, không ai có thể quyết định để sống thay cuộc đời của con. Và con quyết không bao giờ hối hận với những gì mình đã lựa chọn".


 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Có lần cậu học trò cũ tới thăm. Năm nay cậu đã 27 tuổi, nghĩa là đã 12 năm sau ngày mình dạy dỗ. Cậu kể đời con chưa có một ngày sáng sủa. Dạo cách đây 5 năm, cậu đã lạc lối, một chân gần như bước vào vòng tội lỗi. "Bất chợt trong khoảnh khắc ấy, con thoáng nghĩ đến cô, ý nghĩ ấy cứ ngày một rõ ràng. Rồi con cố gắng rút cái chân ấy ra, loạng choạng quay đầu". Sao mà cậu bé nói như thơ! Chắc con nhìn đời giờ đã khác, thấy có chút gì dịu dàng trong đó…

Thời gian trôi qua, những cô bé, cậu bé học trò ngây thơ ngày nào giờ đã lớn khôn, trưởng thành. Trên bước đường đời, tuy mỗi em có cuộc sống khác nhau nhưng đâu đó các em vẫn không quên mình, một cô giáo đã từng dìu dắt các em một thời. Chỉ có vậy thôi mà mình cảm thấy hạnh phúc lắm rồi!

Phương Thảo (nld)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.