Khởi nghiệp: Rời văn phòng đi trồng rau xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không ít bạn trẻ đang làm công việc thời thượng chốn thị thành đã rời bàn giấy, máy lạnh để trở thành nông dân chân lấm tay bùn, tìm tòi, theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ không hóa chất.

 Chị Bùi Thị Kim Thoa trò chuyện với anh Trần Văn Lượng về mẻ rau dền đang thu hoạch
Chị Bùi Thị Kim Thoa trò chuyện với anh Trần Văn Lượng về mẻ rau dền đang thu hoạch


Họ nói thực ra chỉ đang trở về với kiểu làm nông nghiệp thời ông bà của họ trước khi phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng trở thành thói quen của nông dân như bây giờ.
 

"Làm vườn sẽ có cảm giác thương từng cái cây. Thấy cái cây bệnh cũng sốt ruột, bảo nó cố gắng đi không thì mày sẽ chết. Tôi tin vườn có yêu thương, sản phẩm ra sẽ khác"-anh Nguyễn Minh Tuấn



Trồng trọt 
bằng yêu thương

Anh Nguyễn Minh Tuấn (31 tuổi) trồng cam, măng cụt, dưa leo, rau cải, rau muống... ở Long Thành (Đồng Nai). Khắp vườn lủng lẳng những chai nhựa dính keo đầy xác ong ruồi, bọ, xung quanh là bụi tre, suối nước. Tuấn kể anh thuê người chăm sóc vườn nhưng vẫn tự mình quản lý từ cây giống đến nguồn phân trùn quế, vận chuyển sản phẩm lên phân phối cho các cửa hàng tại TP.HCM.

Sinh ra và lớn lên ở một khu phố giữa Sài Gòn, chưa từng biết đến ruộng vườn nhưng ý định làm nông nhen nhóm lúc Tuấn vào quân ngũ ở tuổi 25 khi đang làm cho một công ty dầu khí. 18 tháng ở doanh trại, ngày hai buổi sáng chiều Tuấn cùng đồng đội lên luống trồng rau, nhổ cỏ, gánh nước, gánh phân xanh... Bốn năm sau đó Tuấn bắt tay làm khu vườn đầu tiên, đến giờ anh đã có ba trang trại ở Đồng Nai, Đà Lạt, Bến Tre và đang kêu gọi bạn bè góp vốn mở thêm một trang trại nữa.

Tuấn cho biết những tháng ngày khởi nghiệp làm nông, anh tìm tòi từng chút về canh tác hữu cơ, từ làm phân trùn, dùng bột tỏi ớt trừ sâu bệnh, cải tạo đất thoái hóa, nhiễm độc, bạc màu do thói quen dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, có lúc phải hủy cả vườn vì sâu bệnh. Anh canh tác theo hướng hữu cơ “5 không”: không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng, phân hóa học và giống GMO (thực phẩm biến đổi gen).

“Thay vào đó thì dùng phân trùn quế, xử lý đất kỹ trước khi trồng để hạn chế sâu bệnh, nhổ cỏ, phát cỏ bằng máy, dùng bẫy chai bắt côn trùng hoặc dùng chế phẩm sinh học an toàn trừ sâu bệnh. Sắp tới vườn cam ở Long Thành sẽ ra lứa trái đầu tiên” - Tuấn lạc quan.

Tìm nông dân có tâm

Vườn rau dền của anh Trần Văn Lượng (46 tuổi, ngụ Hóc Môn) đang vào đợt thu hoạch. Chỉ vào nền đất vừa nhổ rau, anh giảng giải rành rọt như một chuyên gia thứ thiệt về những sinh vật đang bò lổm ngổm: “Mấy con nhện, nhái, kiến này là bạn nhà nông, chúng sẽ ăn trứng và sâu hại rau. Trước khi trồng thì ủ đất với phân trùn quế, men sinh học 3-5 ngày để tiêu diệt hết mầm bệnh, trứng bọ nhảy, ấu trùng. Mình trồng không phải bón phân, phun xịt gì cả”.

Trước đây như bao nông dân khác, ngày ngày anh Lượng theo lịch bón phân, phun xịt thuốc trừ sâu cho rau. “Trồng không hóa chất theo yêu cầu của cửa hàng khó hơn trước nhiều. Tốn công ủ đất, nhổ cỏ nhưng lại đỡ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu. Trước kia một năm lời khoảng 70 triệu giờ lên được 100 triệu đồng. Càng trồng đất càng khỏe vì hệ sinh thái tự nhiên của vườn được phục hồi khi không còn dùng phân bón, thuốc trừ sâu, vừa tốt cho sức khỏe người trồng lại tốt cho người dùng, môi trường... Giờ cứ cảm thấy rau ngon là nhổ lên bán, không phải đợi rã thuốc nữa” - anh giải thích.

Vườn của anh Lượng là một trong hai vườn rau cung cấp cho cửa hàng Vườn Của Mẹ của chị Bùi Thị Kim Thoa - một bà mẹ trẻ tuổi 30, trước đây làm kinh doanh cho một công ty ở Sài Gòn. Thoa nói ý tưởng trồng rau sạch khởi nguồn từ lo lắng tìm thực phẩm sạch cho con khi chị sinh bé cách đây hơn ba năm, vậy là Thoa rời văn phòng đi trồng rau xanh.

“Tìm được nguồn rau sạch từ một số vườn rau Đà Lạt, tôi quyết định mở cửa hàng chia sẻ cho mọi người. Nhưng rồi không kiểm soát được chất lượng rau, tôi tự mua đất trồng, tìm nông dân có đất để đặt hàng họ trồng theo yêu cầu của mình. Và may mắn tìm được những nông dân có tâm” - Thoa kể.

Hành trình lắm gian nan

Đến nay chị Bùi Thị Kim Thoa có ruộng lúa ở Đắk Nông, hai vườn rau ở Đà Lạt, Hóc Môn và một vườn trái cây ở Bình Dương. Hành trình trồng rau của Thoa cũng lắm gian nan, nhất là năm đầu phải cải tạo đất bị thoái hóa do tồn dư chất hóa học, có vườn đầu tư 300 triệu đồng để rồi gần như không thu được gì ở vụ đầu.

“Canh tác hữu cơ có lợi là càng trồng đất càng khỏe, về sau sẽ đỡ vất vả, năng suất hơn. Vui nhất là khi tìm được một bác nông dân, vụ sau lại có thêm những người ở xung quanh xin trồng. Rồi họ cũng mạnh dạn trồng hữu cơ theo mình” - Thoa chia sẻ.

Vũ Thủy (Tuoitre)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.