Công bố cuộc thi khởi nghiệp về IoT với quy mô toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 24-7, tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố tổ chức cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017” trên quy mô toàn quốc với các giải thưởng có tổng trị giá gần 600 triệu đồng.
 

Họp báo công bố cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017”.
Họp báo công bố cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017”.

Sự kiện đánh dấu những hành động hỗ trợ và đầu tư cụ thể của Viettel tới các StartUp triển vọng, tiếp sức cho những tài năng của giới tri thức trẻ Việt Nam. Chủ đề của cuộc thi là IoT - Internet of Things, hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối Internet.

Các StartUp có thể nộp dự án xoay quanh các vấn đề về như: Nhà xưởng thông minh; Nông nghiệp thông minh; Năng lượng thông minh; Bán lẻ thông minh; Thiết bị đeo thông minh; Tự động hoá; Thành phố thông minh; An ninh; Sức khoẻ; Sản xuất thông minh…

Tính đột phá và tính sáng tạo, mô hình kinh doanh và ứng dụng thực tế là các tiêu chí hàng đầu để sản phẩm đạt giải.

Diễn ra từ ngày 26-7 đến 30-9, các đội tham gia “Vietnam IoT Hackathon 2017” sẽ trải qua các vòng sơ loại, đào tạo - tư vấn và 15 đội sẽ tham gia vòng phản biện để chọn ra 4 đội với dự án xuất sắc nhất thi vòng chung kết.

Các giải thưởng có tổng giá trị gần 600 triệu đồng sẽ được trao cho 4 đội thắng cuộc tại “Vietnam IoT Hackthon 2017”. Trong đó, giải Vô địch trị giá 150 triệu đồng (bao gồm 80 triệu đồng tiền mặt, điện thoại thời thượng, tài khoản Viettel Bankplus, 6 tháng 4G data miễn phí, 1 năm sử dụng cloud miễn phí và 1 năm sử dụng dịch vụ của UP miễn phí).

Bên cạnh giải thưởng, Viettel Telecom cam kết sẽ đồng hành và cùng xây dựng các sản phẩm đạt giải trong vòng 1 năm.

 Hiện nay, IoT đang trở thành xu hướng mới tại Việt Nam và là mảnh đất tiềm năng để khởi nghiệp. Ông Tống Viết Trung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội cho biết: “Sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng IoT hiện nay đến từ 2 yếu tố. Thứ nhất là chi phí sản xuất thấp: chỉ cần nhóm StartUp nhỏ từ 2-4 người là đủ tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn. Thứ hai là sự phát triển internet và các thiết bị thông minh như smartphone, tablet, smart tivi. Tại cuộc thi này, 2 yếu tố trên sẽ gặp nhau, bởi Viettel có lợi thế về hạ tầng, kinh nghiệm triển khai và vốn đầu tư, luôn sẵn sàng “tiếp sức” cho các StartUp”.

Phối hợp với Viettel để tổ chức cuộc thi “Vietnam IoT Hackathon 2017” là UP Coworking Space - Đơn vị cung cấp không gian làm việc chung hiện đại nhất, lớn nhất và duy nhất mở cửa 24/7 tại Việt Nam. “Không gian làm việc chung” là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các nhóm StarUp hiện nay.

Ngay từ bây giờ, tất cả các nhóm hay cá nhân trên khắp Việt Nam đều có thể đăng ký tham gia cuộc thi tại website http://vietnamiothackathon.com.

Hạn cuối đăng ký dự thi là ngày 10-9-2017.

Trần Bình (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.