Cô bé nhà nghèo, không cha học giỏi 9 năm liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chín năm liền là học sinh giỏi, nhưng đến khi sắp bước lên lớp 10 thì em Phạm Thị Mừng (trú thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) phải đứng trước ngã rẽ lớn của cuộc đời.

Hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó buộc em phải nghĩ đến việc bỏ học vào Nam làm công nhân.

 

Mừng và mẹ bên xấp giấy khen chín năm liền đều đạt học sinh giỏi. Đây là niềm vui ít ỏi của hai mẹ con.
Mừng và mẹ bên xấp giấy khen chín năm liền đều đạt học sinh giỏi. Đây là niềm vui ít ỏi của hai mẹ con.

May mắn cho em, cô giáo chủ nhiệm lớp 9 đã có mặt kịp thời. Cô không muốn một cô học trò giỏi của mình phải đứt đoạn giấc mơ đến trường nên đã hết sức thuyết phục mẹ của Mừng là bà Phan Thị Tỵ cho con tiếp tục đi học.

Nhà của mấy mẹ con Mừng nằm ở vùng bãi ngang của xã Quảng Đông, nơi chỉ cách đèo Ngang giáp ranh của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh chưa đến cây số. Mấy mẹ con Mừng ở trong ngôi nhà liêu xiêu, ẩm thấp này đã gần 15 năm qua. Trong nhà ngoài một chiếc giường cũ ra, không còn một tài sản gì khác đáng giá.  

Bà Tỵ gần như mù chữ. Từ nhỏ vì quá nghèo khó nên bà không được đi học mà phải đi làm thuê nay đây mai đó. Đến tuổi thanh niên, bà vào miền Nam giúp việc cho nhà một người quen.

Tại đây, bà và một người đàn ông miền Bắc phải lòng nhau và có Mừng. Sau đó hai người đưa nhau về Quảng Đông sinh sống. Được hơn một năm, người này bỏ đi biền biệt cho đến nay, không tin tức.

Mừng kịp có thêm một đứa em gái là Phạm Thị Hạnh. Hạnh nay cũng vừa lên lớp 8. Sự học của hai chị em từ nhỏ đến lớn phụ thuộc vào việc làm thuê của mẹ. Khi thì bà Tỵ đi vác củi, khi thì đi công nhân, lúc đi phụ việc dọn dẹp cho các quán ăn trong làng.

Thời gian gần đây, bà Tỵ phát hiện mình bị thoái hóa cột sống. Phần lo chạy chữa thuốc thang, phần không lao đông nặng được, bà nghĩ đến chuyện cho con nghỉ học khi xong lớp 9. Thi xong lớp 9, được học sinh giỏi với điểm tổng kết các môn 8,2, nhưng thay vì vui thì Mừng lại rơi nước mắt.

Đây có thể là lúc Mừng tạm biệt trường lớp. “Cháu muốn đi học lắm. Nhưng nhìn mẹ cháu một mình nuôi hai chị em đi học trong khi kiếm không ra tiền. Nhiều lúc nộp mấy chục ngàn đồng cũng phải chạy đi mượn” - Mừng kể.

Hết tháng 6, thấy các bạn trong lớp đã nộp hồ sơ đăng ký lên cấp III nhưng không thấy hồ sơ của Mừng thì cô Nguyễn Thị Thủy, chủ nhiệm lớp 9 của Mừng, mới chạy về nhà tìm Mừng. Nghe mẹ Mừng nói tính cho con nghỉ học, cô Thủy phải vận động mãi. Bởi lên cấp III mọi chi phí đều cao, có thể quá sức đối với bà Tỵ.

Nhà Mừng cách trường cấp ba đến 7-8km, ngay chi phí đi lại hằng ngày cũng đã nhiều. Đến mấy ngày sau mẹ Mừng mới đồng ý. Cô Thủy vui một thì Mừng vui gấp mười. Cô Thủy nói sẽ tìm cho Mừng một số nguồn trợ giúp cho Mừng đi học.

Quốc Nam/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Đại hội điểm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Đak Đoa lần thứ VI thành công tốt đẹp

Đại hội điểm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Đak Đoa lần thứ VI thành công tốt đẹp

(GLO)- Ngày 15-4, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Đak Đoa lần thứ VI (nhiệm kỳ 2024-2029). Đây là đơn vị được Hội LHTN Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện.
Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.