Thủ tướng đã nghe nhóm nghiên cứu của TP.HCM trình bày về mở rộng TSN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, quan điểm khoa học khác nhau trong mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là bình thường và Phó Thủ tướng sẽ chủ trì họp để nghe các bên báo cáo, phản biện từ đó chọn ra phương án cuối.
 Phương án mở rộng Tân Sơn Nhất vẫn gây tranh luận
Phương án mở rộng Tân Sơn Nhất vẫn gây tranh luận
Câu chuyện tranh cãi về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là nội dung được nhiều phóng viên đặt ra tại phiên họp báo Chính phủ chiều nay, 1-3.
Trả lời về sự trái ngược giữa 2 phương án do tư vấn nước ngoài đề xuất và phương án của nhóm chuyên gia do Bí thư Thành uỷ TP.HCM thành lập, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, sự khác biệt này là bình thường.
"Hồi kết thế nào thì sẽ còn một phiên nữa, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì để nghe quan điểm của Bộ Giao thông vận tải, của các bên. Thủ tướng cũng đã nghe ý kiến của nhóm nghiên cứu do Bí thư Thành uỷ TP.HCM thành lập", ông Dũng nói.
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định Bộ sẽ chỉ đạo tư vấn trao đổi, phản biện lẫn nhau để điều gì hợp lý thì tiếp thu nhằm hoàn thiện, bổ sung vào báo cáo cuối cùng sẽ gửi Chính phủ trong thời gian ngắn tới đây.
Ông Đông cũng thông tin, tại cuộc họp của Bộ Gao thông vận tải vào ngày 27-2 vừa qua để nghe tư vấn báo cáo các phương án rà soát, nghiên cứu quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi báo cáo Chính phủ, tư vấn Pháp đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam, chỉ sử dụng khu vực phía bắc (đất sân golf) làm hậu cần khu bay.
Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về  phía nam của tư vấn Pháp ADPi tương tự với phương án được đưa ra trước đó của Bộ Giao thông vận tải và tư vấn Bộ Quốc phòng, nhưng trái với đề xuất của tổ tư vấn TP.HCM.
PGS - TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không (Đại học Bách khoa TP.HCM), thành viên nhóm chuyên gia cố vấn phương án mở rộng Tân Sơn Nhất được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thành lập, cho biết quan điểm nhất quán của nhóm tư vấn và TP.HCM là mở rộng về phía bắc.
Các giai đoạn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo tính toán của tổ tư vấn TP.HCM cụ thể như sau: Năm 2018-2020: Xây nhà ga T3 với năng suất 10 triệu khách 1 năm, tại phía nam, để đáp ứng nhu cầu trước mắt trong vài năm tới; quy hoạch và xây dựng đường vành đai xung quanh sân bay.
Năm 2020-2022: Xây nhà ga hành khách T4 ở phía bắc, năng suất 20 triệu khách mỗi năm; đường lăn, bãi đỗ theo phương án một nhưng dịch ra phía bắc nhiều hơn để dành chỗ làm đường băng thứ ba; cải tạo và mở rộng các nhà ga hành khách T1, T2 và T3 ở phía nam, nâng tổng năng suất lên mức 55 triệu khách/năm.
Năm 2022-2025: Xây đường băng thứ ba dài 2.400 m theo phương án hai. Hoàn thiện hệ thống đường lăn, sân đỗ đồng bộ với đường băng thứ ba; mở rộng nhà ga hành khách T4 phía bắc để có năng suất 35 triệu khách/năm - nhằm nâng tổng năng suất các nhà ga T1, T2, T3 và T4 lên mức 70 triệu khách/ăm, và hoàn thiện hệ thống các công trình phía bắc...
Chí Hiếu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.
Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện

Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện

(GLO)- Theo tạp chí điện tử của Bộ Công thương, bộ này vừa có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.